Trà đạo Nhật Bản – nghệ thuật thưởng thức trà độc đáo

Xứ sở hoa anh đào nổi tiếng với nền văn hoá lâu đời, độc đáo và vô cùng tinh tế. Trà đạo Nhật Bản là một trong những nét nghệ thuật đặc sắc của người Nhật – nghệ thuật thưởng thức trà. Trà đạo không chỉ là cách uống trà đơn thuần mà còn là phương tiện hữu ích làm thư thái tâm hồn, nuôi dưỡng tâm tính, đạt tới đỉnh cao giác ngộ.



Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỉ 12 khi có một vi cao tăng Eisai sang Trung Quốc học đạo đã mang về một số hạt trà và trồng ở chùa. Sau đó, Eisai đã viết nên cuốn sách “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” ghi lại mọi việc liên quan đến uống trà.

Uống trà không chỉ có tác dụng thư giãn tinh thần mà còn mang đến hương vị vô cùng thơm ngon được người Nhật vô cùng yêu thích. Nhờ có se Eisai họ đã học cách uống trà kết hợp với tinh thần của Phật giáo, từ đó nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nó thành nghệ thuật trà đạo nổi tiếng hiện nay.

Nguyên tắc cơ bản của trà đạo

Trà đạo Nhật Bản bao gồm 4 nguyên tắc cơ bản: Hòa – Kính – Thanh – Tịch

Hòa có nghĩa là sự giao hoà, hài hoà giữa trà nhân với trà thất, giữa trà với dụng cụ pha trà.

Kính thể hiện sự kính trọng, tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người xung quanh.

Thanh có ý nghĩa thể hiện tấm lòng thanh tịnh, yên tính khi lòng tôn kính đạt được cảnh giới, không có sự phân biệt.

Tịch đơn giản là thế giới tịch lặng khi lòng người thanh thản.

Các giai đoạn phát triển của trà đạo Nhật Bản

Giai đoạn 1 (từ thế kỉ 8 đến 14)

Vào giai đoạn này, trà được sử dụng phổ biến trong các tầng lớp quý tộc. Người Nhật thường tổ chức các cuộc thi đoán tên trà. Đây là lúc văn hoá trà khá xa xỉ và hầu như tầng lớp quý tộc rất thích các dụng cụ trà của trung quốc.

Đứng giữa sự xô bồ, nhà sư Murata Juko đã tìm ra vẻ đẹp giản dị của văn hoá uống trà và phát triển bằng tinh thần của Phật giáo tạo nên văn hoá trà đạo.

Tuy nhiên, trà đạo vẫn còn chưa được nhiều người biết đến vào thời điểm này. Người kế nghiệp thay thế cho nhà sư Murata Juko, chính là Takeno Jyoo.



Giai đoạn 2 (Đầu thế kỉ 16)

Tiếp theo Jyoo, Senno Rikyu lên kế nghiệp và đã tạo ra bước ngoặt quan trọng, tạo nên một nền văn hóa trà đạo trong giới võ sĩ samurai Nhật Bản.
Senno Rikyu đã dạy văn hoá trà đạo cho Oda Nobunaga – người đứng đầu giới võ sĩ samurai của thời Azuchi và tiếp tục dạy cho người kế nghiệp Oda làToyotomi Hideyoshi sau khi Oda chết.

Ngoài ra, giai đoạn này còn có rất nhiều trà nhân khác. Mỗi trà nhân đều có cách pha trà riêng của mình nhưng đạo vẫn là duy nhất. Tức là mỗi nghệ nhân trà đều có cách pha trà, động tác khác nhau còn tinh thần trong trà đạo thì vẫn chỉ có một mà thôi.

Giai đoạn 3 (ngày nay)

Đây là giai đoạn trà đạo được hội nhập với quốc tế. Từ đó, trà đạo Nhật Bản cũng dần được biến đổi như sử dụng ghế gỗ trong phòng trà thay bằng kiểu ngồi truyền thống. Đây là sự biến đổi linh hoạt giúp cho người phương Tây không quen kiểu ngồi bệt vẫn có thể tham gia trà đạo mà không làm mất đi tinh thần của văn hoá này.

Đến nay, trà đạo đã có nhiều cải tiến về nghi thức và quy định nhằm hội nhập hơn với phương Tây như không cần ngồi bệt, không mặc quần áo truyền thống,… Cái quan trọng nhất mà văn hoá trà đạo Nhật Bản vẫn luôn giữ được đến ngày nay chính là tinh thần trà đạo khiến cho con người hoà mình cùng thiên nhiên, thư giãn tinh thần và thanh tịnh trước những xô bồ của cuộc sống.
Trà đạo Nhật Bản – nghệ thuật thưởng thức trà độc đáo Trà đạo Nhật Bản – nghệ thuật thưởng thức trà độc đáo Reviewed by Unknown on 12:43 PM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.