Manga – Nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản
Manga là cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Đây cũng là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Không chỉ chiếm lĩnh được thị trường toàn cầu mà từ lâu, Manga đã được đông đảo bạn trẻ đón nhận trong đó có các bạn trẻ Việt Nam.
Manga có lịch sử phát triển từ khá sớm. Người dân Nhật Bản đã sớm có hứng thú với loại nghệ thuật về tranh ảnh. Thời kỳ này, Manga đơn giản chỉ là những mẫu truyện tranh ngắn nhưng mang lại những giá trị lớn. Không những thế, Manga còn giữ một vị trí quan trọng xuyên suốt lịch sử mỹ thuật Nhật Bản.
Trong thời gian chiến tranh, ngoài mục đích giải trí thì Manga cũng được sử dụng với mục đích tuyên truyền hoặc châm biếm nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia. Vì thế trong thời gian này, rất nhiều truyện tranh Nhật phải chịu sự kiểm duyệt nặng nề và sự phát triển của Manga Nhật Bản dường như bị hoãn lại vô thời hạn.
Sau chiến tranh, Osamu Tezuka đã đứng lên để vực dậy nền Manga, đem đến cho văn hóa Nhật Bản và thế giới một thể loại Manga hoàn toàn mới. Ông đã góp phần định hình kiểu mẫu Manga thực sự đầu tiên và bắt đầu một nền công nghiệp mà đến giờ vẫn giữ vị trí chiến lược trong nền văn hóa Nhật Bản hiện đại.
Nội dung trong truyện tranh Nhật Bản luôn đề cao phẩm chất chủ yếu của con người trong cuộc sống như: tính vị tha, tình bạn, đoàn kết và tính đồng đội. Sự thể hiện tinh thần dân tộc trong Manga là một nhiệm vụ, một bài học giáo dục cũng như là nơi để thể hiện sự tự hào.
Đối với truyện tranh Nhật Bản, con người luôn được miêu tả hiện thực như bản chất vốn có của nó trong cuộc sống. Điều đó nghĩa là, có anh hùng sẽ đi liền với hèn nhát, cái cao thượng sẽ đi đôi với sự thù hận và ước mơ sẽ gắn liền với dã tâm. So với những nền truyện tranh khác, Manga luôn vượt trội về khả năng phân tích nội tâm nhân vật trong từng tình huống, từng trạng thái cảm xúc khác nhau.
Manga – Kết nối Nhật Bản và thế giới.
Ở Nhật, Manga là một ngành rất phát triển, có tới hơn 350 tạp chí truyện tranh gọi là Manga. Hàng năm, Nhật Bản xuất bản tới hơn 4000 bộ truyện tranh khác nhau cho cả trẻ em và người lớn. Chính phủ Nhật Bản cũng nhận thức được sức mạnh của ngành văn hóa này và muốn truyện tranh của họ đi ra quốc tế, đó cũng là cách Nhật Bản giao lưu văn hóa với các nước bên ngoài.
Manga xuất hiện tại Việt Nam từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX và nhanh chóng được ưa chuộng. Du nhập chính thức bằng con đường in ấn từ năm 1986. Một trong những Manga nổi bật phải kể đến như: Doraemon – 1996 và Thám tử lừng danh Conan – 2000. Sự xuất hiện của Manga đã giúp các bạn trẻ Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với văn hóa Nhật Bản.
Hiện nay, Manga đã trở thành một phần trong cuộc sống của rất nhiều bạn trẻ. Ngoài tác dụng giải trí, nghệ thuật này còn góp sức vào việc giáo dục giới trẻ về cách sống, cách yêu, cách học tập, làm việc….Những tác phẩm Manga qua bao nhiêu thế hệ vẫn được đón nhận như: Doraemon, Conan, Naruto, Ninja Loạn Thị….
Manga có lịch sử phát triển từ khá sớm. Người dân Nhật Bản đã sớm có hứng thú với loại nghệ thuật về tranh ảnh. Thời kỳ này, Manga đơn giản chỉ là những mẫu truyện tranh ngắn nhưng mang lại những giá trị lớn. Không những thế, Manga còn giữ một vị trí quan trọng xuyên suốt lịch sử mỹ thuật Nhật Bản.
Manga – Nét đặc trưng văn hóa của Nhật Bản |
Sau chiến tranh, Osamu Tezuka đã đứng lên để vực dậy nền Manga, đem đến cho văn hóa Nhật Bản và thế giới một thể loại Manga hoàn toàn mới. Ông đã góp phần định hình kiểu mẫu Manga thực sự đầu tiên và bắt đầu một nền công nghiệp mà đến giờ vẫn giữ vị trí chiến lược trong nền văn hóa Nhật Bản hiện đại.
Nội dung trong truyện tranh Nhật Bản luôn đề cao phẩm chất chủ yếu của con người trong cuộc sống như: tính vị tha, tình bạn, đoàn kết và tính đồng đội. Sự thể hiện tinh thần dân tộc trong Manga là một nhiệm vụ, một bài học giáo dục cũng như là nơi để thể hiện sự tự hào.
Văn hóa Manga Nhật Bản |
Đối với truyện tranh Nhật Bản, con người luôn được miêu tả hiện thực như bản chất vốn có của nó trong cuộc sống. Điều đó nghĩa là, có anh hùng sẽ đi liền với hèn nhát, cái cao thượng sẽ đi đôi với sự thù hận và ước mơ sẽ gắn liền với dã tâm. So với những nền truyện tranh khác, Manga luôn vượt trội về khả năng phân tích nội tâm nhân vật trong từng tình huống, từng trạng thái cảm xúc khác nhau.
Manga – Kết nối Nhật Bản và thế giới.
Ở Nhật, Manga là một ngành rất phát triển, có tới hơn 350 tạp chí truyện tranh gọi là Manga. Hàng năm, Nhật Bản xuất bản tới hơn 4000 bộ truyện tranh khác nhau cho cả trẻ em và người lớn. Chính phủ Nhật Bản cũng nhận thức được sức mạnh của ngành văn hóa này và muốn truyện tranh của họ đi ra quốc tế, đó cũng là cách Nhật Bản giao lưu văn hóa với các nước bên ngoài.
Manga – Kết nối Nhật Bản với thế giới |
Manga xuất hiện tại Việt Nam từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX và nhanh chóng được ưa chuộng. Du nhập chính thức bằng con đường in ấn từ năm 1986. Một trong những Manga nổi bật phải kể đến như: Doraemon – 1996 và Thám tử lừng danh Conan – 2000. Sự xuất hiện của Manga đã giúp các bạn trẻ Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với văn hóa Nhật Bản.
Hiện nay, Manga đã trở thành một phần trong cuộc sống của rất nhiều bạn trẻ. Ngoài tác dụng giải trí, nghệ thuật này còn góp sức vào việc giáo dục giới trẻ về cách sống, cách yêu, cách học tập, làm việc….Những tác phẩm Manga qua bao nhiêu thế hệ vẫn được đón nhận như: Doraemon, Conan, Naruto, Ninja Loạn Thị….
Manga – Nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản
Reviewed by Unknown
on
9:18 PM
Rating:
No comments: