Tết Trung Thu ở Nhật diễn ra như thế nào?
❀ So với truyền thống tết trung thu tại Việt Nam và một số nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thì lễ hội ngắm trăng của Nhật Bản có đôi chút khác biệt. ٩(͡๏̮͡๏)۶
Tại Nhật thì lễ hội ngắm trăng diễn ra 2 lần trong năm (thay đổi hàng năm tùy theo âm lịch). Một lần vào ngày trăng tròn giữa mùa thu gọi là JUGOYA (十五夜), gắn với phong tục cổ truyền “Otsuki-mi” (お月見) có nghĩa là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu, kế đến là hội JUSANYA nhằm ngày 13 tháng 10.
❀ Lễ hội Tsukimi thời Heian
Từ năm 862 cho đến năm 1683, lịch Nhật Bản đã được chỉnh sửa sao cho trăng rằm rơi vào ngày 13 của mỗi tháng. Tuy nhiên, vào năm 1684, lịch đã được thay đổi sao cho trăng non rơi vào ngày thứ nhất của mỗi tháng, di chuyển trăng rằm hai ngày sau, đến ngày 15 của tháng. Trong khi số người ở Edo (ngày nay là Tokyo) chuyển tsukimi của họ đến ngày thứ 15 của tháng, những người khác tiếp tục thực hiện lễ hội vào ngày 13. Hơn nữa, có một số vùng ở Nhật Bản cùng kỷ niệm vào ngày 17 của tháng, cũng như kỷ niệm Phật giáo ngày 23 hoặc ngày 26, tất cả đều được sử dụng như cái cớ cho các bữa tiệc suốt đêm trong mùa thu trong thời Edo. Tập tục này nhanh chóng lụi tàn giữa thời Minh Trị.Otsukimi, còn được gọi là Tsukimi, tiếng Nhật nghĩa đen là ngắm trăng. Lễ hội này được ra đời nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu .Otsukimi được diễn ra vào ngày 15 tháng thứ 8 trong âm lịch.
Tsukimi được biết đến như một lễ hội truyền thống trong văn hóa Nhật Bản nơi người ta ăn mừng mùa gặt. Tục lệ này ban đầu được tổ chức bởi nhũng quý tộc thời Heian, họ tập trung lại và tổ chức ngâm thơ dưới ánh trăng rằm vào Tháng 8 âm lịch, được biết đến như “Trăng giữa Thu”. Từ cổ xưa, người nhật miêu tả tháng 8 âm lịch (khoảng giữa tháng 9 theo lịch Gregorian) là thời khắc tuyệt vời nhất để ngắm trăng, bởi vị trí của Trái đất, Mặt Trời và Mặt trăng khiến cho trăng vô cùng sáng. Vào những đêm trăng sáng, đã có một truyền thống được đặt ra, mọi người tụ tập tại nơi có thể nhìn rõ mặt trăng nhất, những cánh đồng cỏ ở Nhật, và dùng bánh gạo (được biết đến là Tsukimi dango), khoai môn, đậu ván, hạt dẻ và nhiều loại đồ ăn khác, thêm vào đó là rượu sake để dâng tặng cho mặt trăng vì một vụ mùa bội thu. Những món ăn đó được biết đến với tên gọi các món ăn Tsukumi (月見料理, tsukimi ryouri) .Do trong các món ăn đó có rất nhiều khoai lang và khoai môn nên ở nhiều nơi trên Nhật Bản, lễ hội này được biết đến với cái tên Imomeigetsu (芋名月) hay “Lễ hội khoai”.
Lễ hội dành riêng cho mặt trăng có một lịch sử lâu dài tại Nhật Bản, có niên đại xa như thời Jomon. Những nguyên lý cơ bản suốt thời Heian bắt nguồn từ lễ hội giữa thu của Trung Quốc được du nhập vào Nhật Bản. Các thành viên thuộc dòng dõi quý tộc sẽ tổ chức sự kiện ngắm trăng trên thuyền để có thể xem hình ảnh phản chiếu của mặt trăng trên mặt nước. Tác giả của thơ Tanka cũng là một phần trong những khách viếng thăm lễ hội Trăng trung thu.
Có những thuật ngữ riêng trong tiếng Nhật để chỉ những dịp khi không thể nhìn thấy mặt trăng vào đêm trung thu truyền thống bao gồm Mugetsu (無月 nghĩa là: không trăng) và Ugetsu (雨 月 mưa trăng). Ngay cả khi không thể nhìn thấy rõ mặt trăng, lễ hội Tsukimi vẫn được tổ chức.
Truyền thống Tsukimi bao gồm trưng bày đồ trang trí làm từ cỏ hoang Nhật Bản (susuki) và ăn bánh bao gạo gọi là Tsukimi dango để ca tụng vẻ đẹp của chị Hằng. Thức ăn theo mùa cũng được làm đồ tế trăng. Khoai tây ngọt được dâng hiến lúc trăng tròn, trong khi đậu hay hạt dẻ được cúng lúc trăng non vào tháng tiếp theo. Những tên khác nhau của lễ kỷ niệm, Imomeigetsu “trăng vụ mùa khoai tây” và Mamemeigetsu “trăng vụ mùa đậu” hoặc Kurimeigetsu “trăng vụ mùa hạt dẻ” bắt nguồn từ đấy.
Trẻ em Nhật Bản rước đèn cá chép trong các hội thưởng trăng. Đứa trẻ nào cũng có đèn cá chép kể từ khi lọt lòng mẹ vì cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các em trai. Truyền thuyết cho rằng cá chép là hiện thân của võ sĩ SAMURAI vì nó dám lội ngược dòng thác nước. Theo truyền thống, để chuẩn bị cho đêm JUYOGA, mọi gia đình đều dùng cỏ bông bạc để cắm thay hoa trong nhà.
Bánh trung thu của Nhật khác hoàn toàn bánh trung thu Trung Quốc và Việt Nam ở chỗ không có trứng muối ở bên trong. Chính vì vậy, hầu hết người Nhật đều không biết có tồn tại một loại bánh trung thu như thế. Tuy Otsukimi có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng nó đã trở thành một phong tục tập quán rất riêng và rất đặc sắc của người Nhật.
Tuy nhiên do xã hội ngày càng phát triển cùng với nhịp sống bận rộn nên phong tục ngắm trăng tại Nhật hiện nay ở Nhật đã mai một khá nhiều, nhất là các vùng đô thị lớn thì hầu như các gia đình không còn tổ chức Tsukimi cho con cái họ nữa./.
Tại Nhật thì lễ hội ngắm trăng diễn ra 2 lần trong năm (thay đổi hàng năm tùy theo âm lịch). Một lần vào ngày trăng tròn giữa mùa thu gọi là JUGOYA (十五夜), gắn với phong tục cổ truyền “Otsuki-mi” (お月見) có nghĩa là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu, kế đến là hội JUSANYA nhằm ngày 13 tháng 10.
❀ Lễ hội Tsukimi thời Heian
Từ năm 862 cho đến năm 1683, lịch Nhật Bản đã được chỉnh sửa sao cho trăng rằm rơi vào ngày 13 của mỗi tháng. Tuy nhiên, vào năm 1684, lịch đã được thay đổi sao cho trăng non rơi vào ngày thứ nhất của mỗi tháng, di chuyển trăng rằm hai ngày sau, đến ngày 15 của tháng. Trong khi số người ở Edo (ngày nay là Tokyo) chuyển tsukimi của họ đến ngày thứ 15 của tháng, những người khác tiếp tục thực hiện lễ hội vào ngày 13. Hơn nữa, có một số vùng ở Nhật Bản cùng kỷ niệm vào ngày 17 của tháng, cũng như kỷ niệm Phật giáo ngày 23 hoặc ngày 26, tất cả đều được sử dụng như cái cớ cho các bữa tiệc suốt đêm trong mùa thu trong thời Edo. Tập tục này nhanh chóng lụi tàn giữa thời Minh Trị.Otsukimi, còn được gọi là Tsukimi, tiếng Nhật nghĩa đen là ngắm trăng. Lễ hội này được ra đời nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu .Otsukimi được diễn ra vào ngày 15 tháng thứ 8 trong âm lịch.
Tsukimi được biết đến như một lễ hội truyền thống trong văn hóa Nhật Bản nơi người ta ăn mừng mùa gặt. Tục lệ này ban đầu được tổ chức bởi nhũng quý tộc thời Heian, họ tập trung lại và tổ chức ngâm thơ dưới ánh trăng rằm vào Tháng 8 âm lịch, được biết đến như “Trăng giữa Thu”. Từ cổ xưa, người nhật miêu tả tháng 8 âm lịch (khoảng giữa tháng 9 theo lịch Gregorian) là thời khắc tuyệt vời nhất để ngắm trăng, bởi vị trí của Trái đất, Mặt Trời và Mặt trăng khiến cho trăng vô cùng sáng. Vào những đêm trăng sáng, đã có một truyền thống được đặt ra, mọi người tụ tập tại nơi có thể nhìn rõ mặt trăng nhất, những cánh đồng cỏ ở Nhật, và dùng bánh gạo (được biết đến là Tsukimi dango), khoai môn, đậu ván, hạt dẻ và nhiều loại đồ ăn khác, thêm vào đó là rượu sake để dâng tặng cho mặt trăng vì một vụ mùa bội thu. Những món ăn đó được biết đến với tên gọi các món ăn Tsukumi (月見料理, tsukimi ryouri) .Do trong các món ăn đó có rất nhiều khoai lang và khoai môn nên ở nhiều nơi trên Nhật Bản, lễ hội này được biết đến với cái tên Imomeigetsu (芋名月) hay “Lễ hội khoai”.
Lễ hội dành riêng cho mặt trăng có một lịch sử lâu dài tại Nhật Bản, có niên đại xa như thời Jomon. Những nguyên lý cơ bản suốt thời Heian bắt nguồn từ lễ hội giữa thu của Trung Quốc được du nhập vào Nhật Bản. Các thành viên thuộc dòng dõi quý tộc sẽ tổ chức sự kiện ngắm trăng trên thuyền để có thể xem hình ảnh phản chiếu của mặt trăng trên mặt nước. Tác giả của thơ Tanka cũng là một phần trong những khách viếng thăm lễ hội Trăng trung thu.
Có những thuật ngữ riêng trong tiếng Nhật để chỉ những dịp khi không thể nhìn thấy mặt trăng vào đêm trung thu truyền thống bao gồm Mugetsu (無月 nghĩa là: không trăng) và Ugetsu (雨 月 mưa trăng). Ngay cả khi không thể nhìn thấy rõ mặt trăng, lễ hội Tsukimi vẫn được tổ chức.
Truyền thống Tsukimi bao gồm trưng bày đồ trang trí làm từ cỏ hoang Nhật Bản (susuki) và ăn bánh bao gạo gọi là Tsukimi dango để ca tụng vẻ đẹp của chị Hằng. Thức ăn theo mùa cũng được làm đồ tế trăng. Khoai tây ngọt được dâng hiến lúc trăng tròn, trong khi đậu hay hạt dẻ được cúng lúc trăng non vào tháng tiếp theo. Những tên khác nhau của lễ kỷ niệm, Imomeigetsu “trăng vụ mùa khoai tây” và Mamemeigetsu “trăng vụ mùa đậu” hoặc Kurimeigetsu “trăng vụ mùa hạt dẻ” bắt nguồn từ đấy.
Trẻ em Nhật Bản rước đèn cá chép trong các hội thưởng trăng. Đứa trẻ nào cũng có đèn cá chép kể từ khi lọt lòng mẹ vì cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các em trai. Truyền thuyết cho rằng cá chép là hiện thân của võ sĩ SAMURAI vì nó dám lội ngược dòng thác nước. Theo truyền thống, để chuẩn bị cho đêm JUYOGA, mọi gia đình đều dùng cỏ bông bạc để cắm thay hoa trong nhà.
Bánh trung thu của Nhật khác hoàn toàn bánh trung thu Trung Quốc và Việt Nam ở chỗ không có trứng muối ở bên trong. Chính vì vậy, hầu hết người Nhật đều không biết có tồn tại một loại bánh trung thu như thế. Tuy Otsukimi có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng nó đã trở thành một phong tục tập quán rất riêng và rất đặc sắc của người Nhật.
Tuy nhiên do xã hội ngày càng phát triển cùng với nhịp sống bận rộn nên phong tục ngắm trăng tại Nhật hiện nay ở Nhật đã mai một khá nhiều, nhất là các vùng đô thị lớn thì hầu như các gia đình không còn tổ chức Tsukimi cho con cái họ nữa./.
Tết Trung Thu ở Nhật diễn ra như thế nào?
Reviewed by Unknown
on
2:29 PM
Rating:
No comments: